Trao nghị quyết bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, nhiệm kỳ 2021 - 2025

Trao quyền bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, nhiệm kỳ 2021-2025  Chiều ngày 20/5, tại Trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV), quyền ủy quyền của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Trường ĐHTV tổ chức lễ công bố và trao quyền bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng; các công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đến dự, có ông Ngô Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh; ông Trần Hoàn Kim, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Trường; PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHTV, đại diện lãnh đạo các...

21-05-2022

Phúc Kiến (Phúc Kiến) Người th…

Atsuko Tshuchiya - Kobe University, Japan Bài báo này đã được trình bày tại Hội thảo Quốc tế, ngày 27-28 tháng 8 năm 2015 tại Trường Đại học Trà Vinh, Việt Nam. 1   ...

18-03-2021

Error: No articles to display

Error: No articles to display

 ThS. Lê Văn Sao[1]

Tóm tắt

Nội dung bài báo cáo chỉ trình bày những vấn đề trọng yếu về tính bao dung của con người thông qua một số phương diện văn hóaTrà Vinh hiện nay. Tuy nhiên, nó được coi là nguồn tư liệu quan trọng và có cái nhìn biện chứng đối với việc nghiên cứu tính cách con người ở Trà Vinh hiện nay. Bởi nội dung bài viết đều dựa trên kết quả khảo sát, điền dã và phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhằm giúp việc nghiên cứu tính cách của con người ở Trà Vinh được tốt hơn. Và là điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và du lịch tại địa phương trong tương lai.

Từ khóa: tính bao dung, con người, Trà Vinhpic

  1. Dẫn nhập

            Trong những năm qua Trà Vinh các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, văn hóa cũng như vấn đề về du lịch ở địa phương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện việc làm, thu nhập, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo tại địa phương trong những năm qua. Qua đó cho thấy phần nào vai trò của tính bao dung của con người là động lực quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở Trà Vinh là rất quan trọng. Bởi vì tính bao bao dung của con người luôn được coi là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển đối với một xã hội. Cho nên việc phát triển đời sống vật chất và đời sống tinh thần xã hội của các tộc người luôn có mối quan hệ mất thiết với tính cách con người ở Trà Vinh nói chung, tính bao dung con người nói riêng. Không những vậy, tính bao dung của cư dân ở Trà Vinh còn được coi là kết quả nói lên văn hóa ứng xử, kết quả của việc thể hiện mối quan hệ trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đồng thời là kết quả nói lên trình độ nhận thức của cư dân Trà Vinh. Tuy nhiên, trong những năm qua việc tìm hiểu nghiên cứu tính cách con người đã được các học giả nghiên cứu đề cập rất nhiều công trình nghiên cứu của mình trong đó nổi bật nhất là tính cách con người Tây Nam Bộ như: tính thiết thực, tính cởi mở, tính sông nước, tính trọng nghĩa,.....trong đó có tính bao dung. Trước những lợi thế đó, để đáp ứng hơn nữa và tiến tới việc đẩy mạnh việc hội nhập quốc tế sâu rộng nên đòi hỏi việc nghiên cứu tính bao dung của con người nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa tại địa phương là điều quan trọng nhất.

Ngày nay, con người ở Trà Vinh bước vào thời kì phát triển theo xu thế công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế sâu rộng nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách con người. Đồng thời, việc phát triển của nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển của công nghiệp văn hóa, đô thị hóa, văn hóa truyền thông, khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghệ thông tin được coi là những thách thức lớn cũng tác động mạnh mẻ đến đời sống, tâm tư, tình cảm, quan niệm, nhận thức và kể cả tính bao dung của con người ở Trà Vinh hiện nay. Mặt khác, những vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm, hiện trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, sạt lỡ, nước ngập, nước mặn xâm lấn, hạn hạn, dịch bệnh,.......mà nguyên nhân chính trực tiếp gây ra do sự thiếu ý thức, chủ quan, trình độ kiến thức thấp, thái độ thờ ơ, dững dưng, ích kỹ, mặt cả vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả của một bộ phận cá nhân mà ra, đồng thời những nguyên nhân khác do lối sống xa qua, trụy lạc, thích thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng văn hóa vật chất ngày càng cao của con người đã trực tiếp gây nên mà nguyên nhân sâu xa chính do chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở chế biến sản xuất, các công ty, siêu thị, bách hóa tổng hợp, sự gia tăng dân số, phương tiện giao thông, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, khu chung cư, hệ thống kiến trúc nhà cửa cho đến các bến cảng, bến tàu, bến phà; nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, hệ thống thủy lợi (cầu, đường) ngày càng có xu hướng phát triển được coi là thách thức lớn ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết, tính bao dung của con người Trà Vinh hiện nay.

  1. Đặc trưng tính bao dung của con người Trà Vinh nhìn từ phương diện văn

hóa

             Tính bao dung của con người Trà Vinh được thể hiện rõ nét trên phương diện văn hóa, cụ thể như sau:

Xét từ trong ngọn nguồn của lịch sử, các cư dân nơi đây không những khác nhau về thành phần chủng tộc, ngữ hệ ngôn ngữ mà còn khác nhau khu vực cư trú nhưng chỉ giống nhau đều có hoàn cảnh tương đối giống nhau đó là những kẻ tội đồ, những người nghèo, những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội luôn bị các tầng lớp phong kiến ra sức chèn ép, áp bức, bóc lột hoặc vì lí do nào đó không thuần phục triều đại phong kiến hiện tại và muốn có một cuộc sống thanh bình không quan tâm tới truyện đời hay thế sự nên đành phải đến đây để sinh sống lập nghiệp, khai phá khẩn hoang mở cõi vùng đất này cho đến ngày nay như người Kinh, người Khmer, người Hoa và người Chăm. Chẳng hạn, người Kinh ở Trà Vinh cũng là một trong những nhóm người thuộc tầng lớp thành phần cư dân từ đàng ngoài không chịu nổi sự đàn áp, bóc lột và thường xuyên chịu cảnh xung đột giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn nên đành đến đây khai hoang, lập nghiệp. Trong các thế kỷ XVII, XVIII, lưu dân người Việt cũng lần lượt đến định cư và tiến hành khai khẩn ở hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, bờ Bắc sông Tiền và các cù lao nơi cửa sông Tiền [6]. Người Hoa đến đây từ buổi đầu lịch sử vì có những biến cố trong lịch sử Trung Hoa, một đại bộ phận người Hoa đã từ bỏ quê hương mình để đến đây sinh cơ lập nghiệp. Trong số nhóm người Hoa di dân tiêu biểu nhất người Quảng Tây, Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu và người Hải Nam - Trung Quốc. Người Khmer theo nhiều học giả cho biết cũng như người Kinh, người Hoa đã từ bỏ vùng đất Cao Miên dọc theo vùng đất sông Mê Kông đến các vùng đất cao có các giồng cát ven biển như đất Trà Vinh để cư trú sinh sống lập nghiệp nhằm cầu mong trốn bình yên. Còn người Chăm do đặc thù sống bằng nghề nông nghiệp và có tí thế mạnh buôn bán nên chủ yếu cư trú ở trung tâm nội thành Trà Vinh. Sau khi định cư trên vùng đất Trà Vinh các thế hệ cha ông người Kinh, người Khmer, người Hoa và người Chăm tiếp tục dựa trên những lợi thế về tiềm năng thế mạnh vốn có kinh nghiệm trong việc khai phá khẩn hoang, kéo theo theo lòng dũng cảm gan dạ và tinh thần đoàn kết cao nên đã nhận thấy rằng yếu tố quan trọng hơn hết là phải đoàn kết, đùm bọc, che chở và nương tựa cho nhau để cùng nhau khai phá, khẩn hoang, lập làng cư trú, sinh sống, làm ăn. Nhờ vậy mà họ đã cộng cư với nhau trên dưới mấy trăm năm nay vẫn không hề có sự xung đột nào giữa các dân tộc với nhau. Thậm chí, nhờ có tính bao dung của các các cư dân nơi đây đã tạo điều điện cho nhiều thế hệ con lai giữa các dân tộc nơi đây như Hoa lai Khmer, Khmer lai Kinh và ngược lại cũng ngày càng đậm nét hơn.

            Về phương diện văn hóa, mỗi cư dân đều có sắc thái văn hóa riêng nhưng nhờ có tính bao dung không những đã thúc đẩy việc cộng cư giữa các cư dân với nhau mà nó còn góp phần tạo nên sự phong phú về văn hóa chung của địa phương. 

Về phương diện tôn giáo: Tính bao dung của con người thông qua dung hợp trong tiếp nhận, sự tích hợp và sự đa dạng giữa các tôn giáo, tinh thần đoàn kết, kết nối sâu rộng giữa các tôn giáo hiện nay. Tuy mỗi cư dân đều có tín ngưỡng tôn giáo riêng như người Kinh theo hầu hết tất cả các tôn giáo; người Hoa theo Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo, Đạo giáo; người Khmer phần đông theo Phật giáo Tiểu thừa, đạo Bà la môn, còn người Chăm theo Islam giáo.....nhưng nhờ có tính bao dung của cư dân đã thúc đẩy sự dung hợp giữa các tôn giáo lớn đều có mặt trên vùng đất Trà Vinh. Thậm chí, trải qua mấy trăm năm sinh sống, tụ cư và khai phá khẩn hoang cùng nhau trên vùng đất Trà Vinh nhưng giữa các cư dân chưa hề có sự xung đột sắc tộc, tôn giáo, mặc dù nơi đây là vùng đa tôn giáo, nơi hội tụ đầy đủ những tôn giáo từ ngoại sinh cho đến nội sinh như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, Khổng giáo, Đạo giáo, Bà La môn giáo, Tịnh độ Cư Sĩ Phật hội, Islam giáo cùng vô số tín đồ, phật tử khác nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, nhờ có tính bao dung còn cho thấy tính mềm dẽo trong tiếp nhận của một số tín đồ, phật tử từ tôn giáo này đối với tôn giáo khác còn được các cư dân nơi đây đón nhận như sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông của người Khmer sang hệ Tin Lành; hay một bộ phận người Kinh theo hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh dù phần lớn theo Phật giáo Đại thừa cũng khá phổ biến. Đặc biệt trong những năm gần đây con người ở Trà Vinh còn tiếp nhận dung hợp hệ phái Thiền viện Trúc Lâm vốn có nguồn gốc từ miền ngoài, tọa lạc tại ấp Khoán Tiều, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải. Đây là ngôi thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm duy nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

 Bên cạnh đó, nhờ tính bao dung của con người đã góp phần tạo nên sự đa dạng giữa các tôn giáo góp phần đáng kể nhu cầu thoả mãn văn hóa vật chất và văn hóa tâm linh tinh thần cho cộng đồng cư dân nơi đây được tốt hơn. Thực tiễn cho thấy trong cùng một địa vực cư trú nhưng lại là nơi hội tụ đầy đủ phật tử, tín đồ và hệ thống cơ sở thờ tự của các tôn giáo Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Islam giáo, Khổng giáo, Đạo Cao Đài, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Bắc Tông, Tịnh độ Cư Sĩ Phật hội như Nhà thờ Tin Lành, Thánh đường Islam, Khổng - Thánh - Miếu, Chùa Lưỡng Xuyên, Thánh Thất Cao Đài, Điện Thờ Phật Mẫu, Tịnh Xá Ngọc Vân, Chùa Phước Hòa,.... Thậm chí, nhờ có tính bao dung đã tạo điều kiện cho các tôn giáo ngày càng xích lại gần nhau nhiều hơn thông qua các lễ hội, các buổi sinh hoạt tôn giáo đều có các tôn giáo tham dự nhằm thoắt chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau nhiều hơn tại Trà Vinh, tiêu biểu nhất là Lễ hội Phật đản tổ chức tại Chùa Lưỡng Xuyên (phường 1, thành phố  Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) hàng năm. Cũng như Trần Dũng có viết: “Tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc, các tôn giáo luôn được xem là truyền thống quý báo, là di sản văn hóa vô giá mà các thế hệ cha ông đã xây dựng, gia cố và truyền thừa từ đời này sang đời khác [3].

Tính bao dung đã tạo nên tinh thần đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau cũng như giữa tôn giáo đối với cộng đồng xã hội như chương trình hoạt động tổ chức từ thiện, nuôi dưỡng người cao tuổi, trẻ em, hỗ trợ người nghèo, người bệnh, các hoạt động khám chữa bệnh, hốt thuốc nam uống miễn phí cho người nghèo cũng được các tôn giáo ngày càng đẩy mạnh như Chùa Liên Bửu (Cầu Ngang), Chùa Liên Hoa (Phường 5, Tp.Trà Vinh), Chùa Giác Chơn (Duyên Hải), Thánh Thất Thị xã Trà Vinh (Phường 6, Tp.Trà Vinh),.v.v.

Cư dân Trà Vinh tương đối đông nhưng vì để đáp ứng nhu cầu tâm linh tinh thần nên nhiều hệ thống chùa chiền, nhà thờ, thánh đường được xây dựng khắp các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Thị xã Duyên Hải, Cầu Quan, Tiểu Cần, Cầu Kè cho đến Thành phố Trà Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn tín ngưỡng cho cư dân ở địa phương được tốt hơn. Ngoài ra, hàng năm nhiều cơ sở tín ngưỡng tôn giáo còn tổ chức các ngày lễ lớn của tôn giáo mình nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh tinh thần, vừa tạo sân chơi, vừa mang tính giáo dục nâng cao đạo đức con người, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc như lễ Vu lan báo hiếu, lễ Phật đản, Lễ hội dâng y, lễ Rằm Tháng Giêng của Phật giáo, Lễ Ramadan của Islam giáo,......

Bên cạnh tôn giáo, tín ngưỡng dân gian cũng được coi là nét sinh hoạt văn hóa quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người Trà Vinh. Tuy nhiên, nhờ có tính bao dung của cư dân đã tích hợp được nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian giữa các dân tộc trên vùng đất Trà Vinh như tín ngưỡng Quan Thánh Đế, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Phước Đức Chánh Thần của người Hoa; tín ngưỡng thờ ông bà, tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành hoàng bổn cảnh, tín ngưỡng thờ Tiền Vãng, Thổ Thần, ông Hổ, Nam Hải Thần tướng, Tả ban, Hữu ban; Bà Chúa Xứ của người Kinh; tín ngưỡng thờ Neak tà, Ărăk của người Khmer,.......góp phần tạo nên sự đa dạng cho các hình thức tín ngưỡng dân gian tại địa phương.

Trong tín ngưỡng dân gian tính bao dung làm cho việc hội nhập và giao lưu tiếp biến trong tín ngưỡng dân gian giữa các dân tộc trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết thông qua việc phối tự tùng tự, hệ thống cơ sở thờ tự, lễ hội và lễ vật dâng cúng,.v.v. Về việc phối tự tùng tự trong nhiều cở sở miếu người Hoa bên cạnh những vị thần truyền thống như Quan Thánh, Bà Thiên Hậu, Ông Bổn, Phước Đức Chánh Thần còn dung hợp thờ các vị thần Neak Tà của người Khmer; ông Hổ, Tiền hiền, Hậu hiền, Tả ban, hữu Ban, Hồ Chí Minh, Thanh Long - Bạch hổ, Bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc; Thông thiên, những vị anh hùng liệt sĩ của người Kinh, tượng Cá Voi (Ngọc Cốt) của người Chăm và ngược lại người Kinh, người Khmer cũng tích hợp nhiều vị thần của người Hoa, người Chăm vào đình, đền, miếu, miễu, lăng của dân tộc mình. Điểm đặc biệt là người Kinh tiếp thu tín ngưỡng người Chăm tương đối phổ biến hơn. Xin đơn cử ở Trà Vinh hiện có 10 lăng Ông ở các xã Long Hòa (Châu Thành), Trường Long Hòa, Dân Thành, Đông Hải, Long Vĩnh (Duyên Hải) và Định An (Trà Cú) [3]; lăng Ông ở phường 5, Thành phố Trà Vinh. Riêng người Hoa có chùa Quan Thánh, tọa lạc ở Ấp Truôn, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành, ngoài chánh điện thờ Quan Thánh còn du nhập thờ Neak Tà, bằng những cục đá hình bầu dục đặt phía sau cổng lớn. Tuy nhiên, bên trong miếu Neak Tà còn phối tự các vị thần khác của người Hoa như Thổ địa, Thần Tài, mục đích cầu may mắn, bình an, phát tài phát lộc; Miếu Vĩnh Hòa Cung, tọa lạc xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú do cộng đồng người Hoa Triều Châu xây dựng tương đối lâu đời. Bên trong miếu thờ chính là Quan Thánh Đế Quân, còn bên ngoài có miếu nhỏ thờ Neak Tà hay Miếu Ông Tà, ấp Base, xã Lương Hòa của người Khmer nhưng lại thờ các vị thần Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Châu Xương, Quan Bình, Bàn Thông Thiên và Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, trước cổng miếu là hai con kì lân, được coi là một trong những linh thú của cộng đồng người Hoa được đặt trong miếu Ông tà, đảm nhận chức năng trấn trạch, bảo vệ cơ sở vật chất miếu, không cho ma quỷ quấy phá cộng đồng; Linh Sơn Cổ miếu (Miếu Lâm Thái Sư) ở Phường 8, Thành phố Trà Vinh thờ chính Lâm Thái Sư, Quan Thánh Đế Quân, Bà Thiên Hậu, Thần Tài, Thổ Địa, Ông ngựa nhưng hiện nay đã du nhập và phối tự thêm một Ông phum, hai Bà sóc, một Neak Tà của người Khmer và Bà Chúa xứ, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Tiền hiền, Hậu hiền, Ông hổ của người Việt cùng một số vị thần linh trong tôn giáo như Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm,.v.v. Do đặc thù dân cư đông, môi trường tự nhiên không mấy thuận lợi, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chằn chịt nhưng vì để thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng nên tạo điều kiện có vô số hệ thống cơ sở tín ngưỡng dân gian ra đời như miếu, miễu, đền thờ, lăng giữa các dân tộc được xây dựng từ nông thôn cho đến trung tâm thành phố Trà Vinh. Riêng lễ hội liên quan đến hệ thống tín ngưỡng dân gian cũng khá đa dạng và phong phú như lễ vía Quan Thánh, lễ vía Bà Thiên Hậu, lễ vía Ông Bổn, lễ vía Phước Đức Chánh Thần, lễ Vu lan thắng Hội, lễ hội Cúng Ông Bảo của người Hoa; lễ cúng Neak Tà, lễ cúng ông bà của người Khmer; lễ Thượng điền, lễ Hạ điền; lễ vía Bà Chúa Xứ, lễ dâng hương tưởng niệm Bác Hồ, lễ hội Nghinh Ông của người Kinh,.....Tuy nhiên tùy từng lễ hội của mỗi dân tộc mà có những nghi lễ khác nhau, còn lễ vật dâng cúng nhìn chung trong lễ hội tương đối giống nhau vì phần lớn từ các nông sản, vật nuôi do chính cư dân địa phương trồng trọt và chăn nuôi như chuối, đầu heo luộc, gà, rượu, dừa, cơm, muối, hoa quả, bánh trái, heo trắng, heo quay với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.  

Về văn hóa ẩm thực tính bao dung được thể hiện đậm nét nhất. Bởi nhờ tính bao dung đã góp phần tạo nên sự đang dạng và phong phú cho văn hóa ẩm thực nơi đây nổi tiếng như bún mắm, bánh xèo, canh xiêm lo, bánh canh bến có, bún suông, chù ụ rang me, cháo cá lóc rau đắng, cốm dẹp, bánh tét Trà Cuôn, tôm khô Vinh Kim, ba khía muối, nước mắm rươi, nhiều loại khô cá, bánh ú Đa Lộc, cà ri, cơm cà ri Ja, phở, hữu tiếu, cháo lòng, cơm chay thanh đạm,.v.v. Bên cạnh đó, nhờ có tính bao dung đã tạo nên tính tổng hợp trong cách chế biến, sự phối trộn các loại gia vị (chua, cay, ngọt, mặn, đắng), hương liệu (rau thơm, hành, tiêu, ớt, ngò,...) và các loại ngũ sắc (đỏ, xanh, trắng, đen, vàng) trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày đều được các cư dân quan tâm. Thậm chí, việc coi món ăn như là một loại dược liệu đễ chữa bệnh vốn là văn hóa truyền thống của người Hoa cũng được nhiều dân tộc khác chú trọng trong bữa ăn hàng ngày như vịt tiềm thuốc bắc, trứng vịt Bắc Thảo, mì vịt tiềm,....Ngoài ra, bằng tài trí thông minh, óc nhạy bén, sáng tạo, chịu khó ham học hỏi kết hợp với lợi thế về đặc điểm môi trường tự nhiên nơi đây, họ đã tạo ra vô số các loại khô, mắm và thức uống mà nguyên liệu được khai thác từ dòng sông, cửa biển như tép, tôm, cá....cùng một số loại gia súc gia cầm như trâu, bò, heo cũng được chế biến thành các sản phẩm như tôm khô vĩnh kim, cá sặc, cá lốc, khô mực, khô cá lưỡi trâu, cá đuối, khô cá đù, khô cá khoai, khô cá phi, khô trâu, khô heo,....cùng một số thức uống được ủ lên men như rượu Xuân Thạnh, rượu Quách, rượu Đinh Lăng,.v.v. Tính dung hợp trong ẩm thực còn thấy phổ biến trong cơ cấu bữa ăn gia đình, các hoạt động văn hóa như dịp lễ hội, tục thôi nôi, đầy tháng, lễ cưới, ma chay, lễ hội tôn giáo của người Hoa, người Kinh, người Khmer.

Ngày nay, do nhu cầu của việc buôn bán nên tính bao dung còn được các cư dân nơi đây tiếp nhận phát huy, đó là nhiều loại ẩm thực của dân tộc này cũng được nhiều dân tộc khác chế biến lại rồi mở quán ăn như quán hữu tiếu, phở, bánh xèo, bánh bao, cơm chiên dương châu, lẩu hải sản, bánh phía, bánh mức, bún mắm, vịt quay, vịt tiềm, phở bò kho, cơm cà ri, heo quay, nem nướng, cốm dẹp đều được bày bán ở khắp mọi nơi tại Trà Vinh.

Riêng trang phục thì mỗi dân tộc đều có trang phục đặc trưng riêng tuy nhiên các dân tộc hiện nay do nhu cầu của cuộc sống nên các trang phục đều giống nhau, chỉ riêng mỗi người Chăm thì còn giữ nét riêng của trang phục truyền thống dân tộc mình rõ nét hơn. Ngày nay, khi bước xu thế toàn cầu hóa nên ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, quan niệm, lối sống, tư duy con người nhưng nhờ có tính bao dung mà cư dân ở Trà Vinh còn tiếp nhận nhiều loại ẩm thực mới ở một số quốc gia với xu hướng đáp ứng nhu cầu của con người được tốt hơn như ẩm thực Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan,.....

Về lễ hội - lễ tết: Tính bao dung đều được các cư dân chú trọng, từ đó đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho lễ hội - lễ tết ở Trà Vinh như Lễ hội Chol Chnam Thmay, Sene Đônta, Lễ hội Ok Om Bok, Lễ Phật đản của đồng bào Khmer; Lễ vía Bà Chúa Xứ, Lễ hội Nghinh ông của người Kinh; Lễ Ramadan của người Chăm và Lễ vía Quan Thánh, Lễ vía Bà Thiên Hậu, Lễ vía Ông Bổn, Lễ vía Phước Đức Chánh Thần, Lễ vía Ông Bảo, Lễ Nguyên tiêu Thắng hội, Lễ Vu lan thắng Hội của người Hoa,.v.v. Đây được coi là những lễ hội lớn của các dân tộc nơi đây nhưng điểm đặc biệt là chưa có sự xung đột hay tranh chấp nào giữa các lễ hội. Không những vậy, mà mỗi lễ hội diễn ra còn có vô số nghi lễ khác của các dân tộc đan xen với nhau như Lễ vía Ông Bổn chùa Vạn Niên Phong Cung ở Cầu Kè có lễ tế Tiền Hiền - Hậu hiền của người Kinh, lễ Thỉnh kinh - đánh động ở chùa Phật giáo Nam tông Khmer; Lễ vu lan thắng hội ở Phước Thắng Cung (Đại An - Trà Cú) có lễ cúng bà Chúa Xứ, lễ tế Tiền chức của người Kinh; lễ tế Neak tà của người Khmer hay Lễ vía Bà Chúa Xứ tại Miếu Bà Chúa Xứ (Thị Trấn Mỹ Long) có lễ Nghinh ông Nam Hải vốn là vị thần người Chăm,.v.v.

Bên cạnh những nghi lễ theo kèm là những hoạt động văn hóa như đua ghe ngo, hội chợ, đánh bóng chuyền, thả đèn gió, diễu hành, biểu diễn âm nhạc, sân khấu cải lương, thỉnh thần, múa lân,.......đều có sự tham gia hỗ trợ, cổ vũ của người Kinh, người Khmer, người Hoa và người Chăm. Cũng như Triệu Văn Phấn (Chủ biên) cũng đưa ra quan niệm này như sau: Chính những hoạt động truyền thống này đã gắn kết các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,.....lại với nhau, yêu thương nhau như anh em ruột thịt [7]. Thậm chí, những người Khmer còn tham gia cùng người Hoa, người Kinh chuẩn bị dọn dẹp miếu, miễu, lăng, đền thờ trước khi lễ vía diễn ra như Chùa Quan Thánh (Châu Thành), Phước Võ Miếu (Trà Cú); Vạn Niên Phong Cung, Vạn Ứng Phong Cung, Chùa Thiên Đức Cung, Chùa Minh Đức Cung (Cầu Kè), Miễu Bà Chúa Xứ (Cầu Ngang), Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Thành),..... Trong lễ hội còn có những hoạt động xã hội thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc đều được các cư dân nơi đầy nhiệt tình ủng hộ tham gia như hỗ trợ tiền, đường, muối, bột ngọt, dầu ăn, nước tương, gạo, bánh trái, hoa quả khác nhằm giúp đỡ cho những cư dân nghèo người Kinh, người Khmer để họ vượt qua khó khăn thách thức.

Qua đó cho thấy sự xung đột giữa các lễ hội với nhau hầu như không có mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tâm linh tinh thần, vừa thoắt chặt tinh thần cố kết cộng đồng, vừa nói lên tinh dân chủ, bình đẳng cũng như ý thức đối với việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Vừa tạo sân chơi, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, vừa rèn luyện trí tuệ, vừa nói lên khát vọng bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời cho thấy mối quan hệ ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Ngoài ra, thông qua lễ hội còn là cơ hội và là điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân được tốt hơn.

Trong phong tục hôn nhân nhờ có tính bao dung phần nào tạo điều kiện cho nhiều cuộc hôn nhân giữa các dân tộc diễn ra ngày càng phổ biến hơn như người Kinh - người Hoa, người Khmer - người Hoa, người Kinh - người Khmer hoặc người Chăm - người Kinh. Còn trong ma chay phần lớn một số tập tục vẫn được các dân tộc gìn giữ, còn một số tập tục đã được giản lược bớt bởi do điều kiện kinh tế mà các dân tộc đều được chú trọng. Tuy nhiên các vấn đề ở đây là sự tham gia cúng tế với mục đích chia buồn vẫn được thấy trong mối quan hệ tình làng nghĩa sớm, gắn kết cộng đồng, giảm bớt khó khăn và cầu mong người quá cố sớm được siêu thoát thì vẫn được các dân tộc coi trọng đề cao. Đó là giá trị nhân văn, tinh thần nhân đạo mà con người Trà Vinh đã cho thấy được đều đó. Cũng nhờ điều này mà trải qua mấy trăm năm lịch sử các dân tộc luôn luôn phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất và tôn trọng văn hóa giữa các dân tộc không ngừng được chú trọng đề cao.

Trong nghệ thuật cũng có tính bao dung rõ nét giữa cộng đồng cư dân nơi đây. Đặc biệt là trong các cơ sở thờ tự thì nghệ thuật được coi như là yếu tố điển hình nhất mà nó luôn luôn có sự hòa trộn giữa các yếu tố văn hóa lẫn nhau. Nhiều học giả đã từng nghiên cứu cho biết: “Sự ảnh hưởng của văn hóa người Việt biểu hiện qua tư duy, sáng tạo nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Hoa “hình tượng con rồng trang trí trên các chi tiết kiến trúc ở cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ không dữ tợn so với con rồng trong chùa, miếu của người Hoa ở Trung Quốc, mà nó mềm mại, uyển chuyển hơn, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với con rồng thời Nguyễn được trang trí trong đình chùa của người Việt ở phía Nam” [1]. Ngoài ra, nhiều ngôi miếu người Hoa còn dung hợp kiểu kiến trúc người Kinh như miếu Quan Thánh (xã Hòa Lợi, H. Châu Thành), Vạn Niên Phong cung, Minh Đức cung.(H. Cầu Kè) trong kiến trúc đã thấy tuân thủ theo dạng kiến trúc của ngôi đình làng Nam Bộ, trước chính điện có nhà võ ca, lợp ngói móc [5]. Hay miếu Tân An Cung của người Hoa Trà Cú, có nghệ thuật đắp nổi, các hoa văn tiết họa cùng nghệ thuật tạo hình cũng có sự giao lưu văn hóa rõ nét giữa người Hoa với người Khmer. Như hình hai con rồng được vẻ trên hai cây cột bên trong chánh điện đều dựa và mô phỏng theo văn hóa người Khmer. Hoặc nghệ thuật tạo hình kì lân trong Cổ Tông miếu người Hoa Châu Thành, hình màu xanh, miệng có hai răng nhanh vuốt sắc nhọn đều giống các linh thú trong văn hóa Khmer. Bên cạnh chữ viết Hán tự trên các hoành phi, liễn đối, bảng đại tự của miếu người Hoa còn có tính phổ biến của tiếng Việt như: bảng danh sách những cá nhân làm công đức, bia ký năm trùng tu miếu, tên gọi các vị thần linh đều kết hợp hai loại chữ viết Hoa - Việt. Riêng kiến trúc miếu Neak Tà Khmer đơn giản, thường sử dụng nguyên vật liệu gỗ, tre, lá, nền đất là chính. Sau này do điều kiện vật liệu hiện đại, đời sống người Khmer không ngừng được cải thiện nên nhiều ngôi miếu có mái lợp tônle, nền xi măng, phía sau tượng thờ là vách tường đều theo kiểu người Hoa, người Việt. Ngoài ra, nhiều người Khmer còn giữ nhiều vị trí quan trọng trong Ban Trị sự người Hoa, đảm nhận nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn, Thiên Đức Cung ở Cầu Kè, trong Ban Trị sự qua các giai đoạn đều có nhiều thành viên gốc dân tộc Khmer, cụ thể như: Nhóm Tài chánh: Thạch Thị Mười, Nhóm Hương đăng: Thạch Rươnl (Từ năm 1993); Nhóm Tổng lý: Thạch Rươne (Từ năm 2014 đến nay). Bên cạnh đó, nhiều thành viên là dân tộc Khmer còn tham gia vào việc làm xác thần để thỉnh Ổng Bổn nhân ngày lễ vía ông. Qua đó cho thấy, việc giao lưu và tiếp xúc văn hóa là điều kiện quan trọng góp phần hội nhập văn hóa, thắt chặt tinh thần cố kết cộng đồng và ý thức trách nhiệm lẫn nhau trong đời sống sinh hoạt thường nhật hàng ngày giữa các dân tộc. Đồng thời, nó là cách để bảo tồn, phát huy văn hóa của mỗi dân tộc mình trước xu thế hội nhập văn hóa.

  1. Kết luận

Tóm lại nội dung bài viết còn là kết quả của việc dung hợp văn hóa thông qua việc vun bồi, cắt gọn, lai pha từ nhiều thế kỉ, đã bước qua nhiều đời, nhiều thế hệ mà giờ đây nó được coi là những di sản văn hóa có giá trị xã hội, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa mà còn có giá trị cho việc phát triển du lịch địa phương trong tương lai. Và đây còn là điều kiện quan trọng cho thấy văn hóa ứng xử giữa còn người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Nhờ có tính bao dung cho thấy giữa các dân tộc không phân biệt thành phần xuất

thân dân tộc, trình độ kinh tế, đông hay ít, người đến sau hay người đến trước hay sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng hay tôn giáo nhưng quan trọng hơn hết là yêu thương, đùm bọc, che chở, tương trợ, giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau cùng nhau tồn tại và phát triển.

            Tính bao dung văn hóa còn là yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa ngày càng đa dạng hơn của các cư dân nơi đây.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Phan An, Phan Thị Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa, Trần Hồng Liên, Chùa Hoa ở

Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản: Tp HCM;1990.

[2] Võ Thanh Bằng, Tín ngưỡng dân gian ở TPHCM, Nhà xuất bản: Đại học Quốc

gia TP.HCM; 2008.

[3] Trần Dũng - Đặng Tấn Đức, Diện máo tín ngưỡng và lễ hội dân gian Trà Vinh, Nhà xuất bản: Văn hóa thông tin; 2012.

[4] Nhóm tác giả, Dân tộc học và những vấn đề hiện đại, Nhà xuất bản: Khoa học

xã hội; 2006.

[5] Trần Hồng Liên: Đa văn hóa trong các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở Trà

Vinh. Bài viết được trình bày tại Hội thảo cấp trường: Miếu người Hoa ở Trà Vinh, 8 - 2015, tại Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh, Việt Nam.

[6] Huỳnh Lứa, Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nhà xuất bản: Tổng hợp; 2014.

[7] Triệu Văn Phấn (Chủ biên), Ngữ văn địa phương Trà Vinh Tài liệu Dạy - Học tại các Trường THCS thuộc tỉnh Trà Vinh, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.25

[8] Lê Văn Sao: Đôi nét về sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa người Hoa - người

Khmer thông qua tín ngưỡng dân gian trong cộng đồng ở Trà Vinh. Bài viết được đăng trong Hội thảo khoa học cấp vùng: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của dân tộc Khmer, 10/12/2018 tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[9] Lê Văn Sao: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa của cộng đồng người Hoa tỉnh Trà

Vinh. Bài viết được trình bày tại: Hội thảo cấp trường: Miếu người Hoa ở Trà Vinh, 8 - 2015, tại Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh, Việt Nam.

[10] Nguyễn Ngọc Thơ, Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ, Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật; 2017.

[11] Lâm Hoàng Viên (Đề tài khoa học), Tín ngưỡng dân gian người Hoa ở Sóc Trăng, 2017.

 

[1] ThS. Lê Văn Sao - Trung tâm văn hóa miền Tây, Trường Đại học Trà Vinh