Trao nghị quyết bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, nhiệm kỳ 2021 - 2025

Trao quyền bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, nhiệm kỳ 2021-2025  Chiều ngày 20/5, tại Trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV), quyền ủy quyền của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Trường ĐHTV tổ chức lễ công bố và trao quyền bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng; các công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đến dự, có ông Ngô Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh; ông Trần Hoàn Kim, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Trường; PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHTV, đại diện lãnh đạo các...

21-05-2022

Phúc Kiến (Phúc Kiến) Người th…

Atsuko Tshuchiya - Kobe University, Japan Bài báo này đã được trình bày tại Hội thảo Quốc tế, ngày 27-28 tháng 8 năm 2015 tại Trường Đại học Trà Vinh, Việt Nam. 1   ...

18-03-2021

Error: No articles to display

Error: No articles to display

 Thông thường chúng ta thấy những nhà nghệ sỹ tạo tác các tượng Phật có ba tư thế cơ bản là Phật đứng, tượng trưng cho ngài đi giáo hóa cứu độ chúng sinh; Phật nằm là Phật nhập niết bàn; Phật ngồi là Phật đang trong tư thế tọa thiền hay thuyết pháp, và đây cũng là số tượng cơ bản nhất, chiếm số lượng nhiều nhất trong các ngôi chùa Việt. Đối với tượng Phật ngồi, chúng tôi xin tập trung vào hai vấn đề lớn, thứ nhất đó là các chi tiết thuộc phần đầu tượng và y phục, thứ hai là tư thế tọa thiền toàn phần. Xin được lần lượt trình bày như sau:

 Như trên đã nói, đạo Phật lấy trí tuệ làm đầu, mà biểu tượng cho trí tuệ cao viễn ấy chính là Saharâra, tức là Vô kiến đỉnh tướng, là một cái huyệt trên đỉnh đầu của bậc giác ngộ, huyệt này không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng con mắt của trí tuệ. Chính vì mắt thường không nhìn thấy được nên các nhà tạo tác tượng mới dùng thủ pháp phóng đại thông qua một biểu tượng cụ thể để người học Phật nhìn thấy. Thông thường Vô kiến đỉnh tướng được thể hiện bằng một mặt tròn hơi nhô cao trên vị trí cao nhất của đầu tượng, dưới là một bệ đỡ hình cái bát úp, cũng có khi được tạo tác như hình một quả cầu có màu sắc rực rỡ gọi là Unisa hay Nhục kháo. Biểu tượng này chỉ có ở những vị Phật mới nảy sinh, nó tượng trưng cho trí thông minh tuyệt đỉnh của Phật. Bao quanh Nhục kháo và phần đầu tượng là những búi tóc xoắn. Những búi tóc xoắn này cũng là những biểu tượng, nó tượng trưng cho các Thánh tự như đạo đức, sự tốt lành, minh bạch của Đức Phật và nó còn tượng trưng cho lửa tam muội làm cho hành giả tinh tiến thiện căn, diệt trừ mọi dục vọng xấu ác.  Ở một chừng mực nào đó các búi tóc xoắn này còn tượng trưng cho vẻ đẹp thiêng liêng, dòng sinh lực của vũ trụ, được tiếp nhận qua Vô kiến đỉnh tướng để nuôi bộ não trí tuệ cao viễn mẫn đạt nhất. Vì chỉ có vậy mới làm bệ đỡ để đi đến giác ngộ và giải thoát mà thôi.

 Bên cạnh các biểu tượng của phần đầu tượng là các biểu tượng trên phần mặt tượng. Nổi bật hơn cả là đôi chân mày cong và dài gọi là nguyệt my. Nguyệt my tạo nên vẻ đẹp thánh thiện của Đức Phật và cũng là nơi hội tụ những dòng hạnh phúc của thế gian. Đầu mày hướng chảy vào sống mũi, đuôi mày che hết phần đuôi mắt tượng trưng cho trí tuệ, tình cảm không bị vướng mắc với cuộc đời trần tục, ô nhiễm. Phía dưới đôi nguyệt my là đôi mắt khép hờ, nhìn xuống hướng vào mũi, biểu tượng này tượng trưng cho Đức Phật luôn tập trung tư tưởng và tập trung trí lực nhằm soi rọi thế giới bên trong để chống lại mọi sự tà loạn. Phần mũi của Phật bao giờ cũng đầy đặn, cân phân, tạo nên sự ấm áp ngay phần trung tâm của mặt tượng. Biểu tượng này mang ý nghĩa là Đức Phật bao giờ cũng là một chính nhân quân tử, người có sức mạnh của trí tuệ và lòng tư bi vĩ đại để cứu độ chúng sinh. Hai bên là đôi tai lớn, đỉnh tay cao hơn chân mày tượng trưng cho quyền uy của Phật pháp, thùy tai thấp hơn mũi, tượng trưng cho sự từ bi. Tai phật dày tượng trưng cho sự phúc hậu…Từ những chi tiết như chân mày, đôi mắt, sống mũi, đều là biểu tượng của hạnh phúc, tất cả hội tụ vào hình ảnh cái miệng của Phật. Miệng Phật nổi bật ở đôi môi đầy đặn, cân phân, luôn hàm tiếu một nụ cười đầy sự cảm thông và từ bi. Đôi môi ấy còn tượng trưng cho tính âm dương, trên dưới, phải trái, phàm thánh đều cùng một gốc. Chính vì thế mà phải xả đi cái tâm phân biệt để đi đến cái tâm của vũ trụ hòa đồng, cái bản ngã tuyệt đối của Phật. Và đó cũng là nguồn hạnh phúc viên mãn của thế gian này. Nguồn hạnh phúc của một dân tộc có nền văn minh lúa nước luôn mơ ước.

 Nếu chỉ dựa vào các đặc tính thiêng liêng cơ bản thông qua tạo tác như trên thì vẫn chưa đủ, mà còn phải nhắc đến biểu tượng áo cà sa choàng trên phần thân tượng nữa. Áo cà sa của Phật có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng thông thường có màu vàng, đó là sắc màu của giải thoát, là sắc màu tượng trưng cho sự diệt tất cả mọi dục vọng, xa lìa cõi trần ô trọc. Bên cạnh áo cà sa màu vàng ta còn thấy áo màu nâu hoặc xanh nhạt. Hai màu áo này có ý nghĩa tượng trưng cho hành giả luôn chống lại kiêu căng ngã mạn và luôn lấy nhẫn nhịn làm đầu. Một điều cần lưu ý ở chỗ này, nếu chúng ta thấy, những tượng nào mặc áo cà sa vàng, màu da của tượng cũng màu vàng thì vị Phật này đang ở cõi Niết Bàn, không gắn bó lắm với công việc của trần gian. Còn tượng nào được tô tác với áo cà sa nâu hay xanh, da tượng có màu hồng phấn thì các vị Phật này còn đang lăn lộn với thế gian mà cứu độ chúng sinh ra khỏi bể khổ. Nhưng nói cho cùng, biểu tượng áo cà sa Phật là tượng trưng cho Thanh Y, Tĩnh Y, tức là mặc chiếc áo này giữ cho tâm trong sáng, không bị tà loạn quấy nhiễu, mặc áo này là giữ cho tâm thanh tĩnh, nhờ đó mà trí tuệ phát sinh, xóa bỏ đám mây mù vô minh để tinh tấn giải thoát. Áo cà sa cũng là chiếc áo của nhẫn nhục, chiếc áo chống lại những mũi tên của thất tình lục dục, nhờ vậy mà tinh tấn tu hành hòa cùng dòng chảy của Phật pháp.

 Bên cạnh các biểu tượng tượng trưng cho trí tuệ và hạnh phúc trên, vấn đề quan trọng thứ hai là tư thế tọa thiền của Đức Phật. Tư thế tọa thiền toàn phần ta thấy một cách khái quát là tượng có đầu tóc xoắn, Vô kiến đỉnh tướng nhô cao, thay kết ấn tam muội, ngồi kiết già để lộ hai bàn chân trên hai phần đùi. Trong tư thế kiết già này, ta thấy bàn chân phải nổi lên trên lòng đùi trái và giữa lòng đùi phải là bàn chân trái. Hình thức này ta dễ dàng nhìn thấy trong Thái dương có Thiếu Âm và ngược lại. Tức là Phật kiết già trong kiểu ngồi Âm Dương. Đó chính là đồ hình biểu tượng cho nguyên lý Thái cực. Thái cực sinh Lưỡng nghi là Âm Dương, Âm Dương sinh Tứ tượng…đó là sự khởi đầu của muôn loài muôn vật. Điều này nhắc nhở chúng sinh là tất cả vạn vật đều có chung một nguồn cội, mà chung nguồn cội thì phải biết yêu thương nhau, không được tàn hại lẫn nhau. Đó cũng là ý nghĩa của lòng từ bi vô hạn của Phật giáo.

 Bên cạnh những biểu tượng kiểu ngồi mang ý nghĩa triết học như sự đồng nhất với ý nghĩa hoa sen, Âm Dương, phàm thánh, lý trí…cùng một nguồn gốc như đã nói thì tư thế kiết già còn mang ý nghĩa sâu xa với việc khai mở các trung tâm lực trên chính cơ thể hành giả để phát triển trí tuệ Phật. Theo khoa học về Thiền, thì cách tọa thiền này là làm cho đốt sống cùng chạm với tọa cụ, với mục đích khai mở trung tâm lực Kundalini đầu tiên trong cơ thể người. Tượng trưng cho trung tâm này là hoa sen bốn cánh màu đỏ. Sau khi trung tâm lực thứ nhất được khai mở thì luồng lửa tam muội sẽ khai mở trung tâm thứ hai Svadischtana, tức là trung tâm tại bộ phận sinh dục, tượng trưng là hoa sen sáu cánh màu đỏ thẩm. Sau đó là khai mở trung tâm thứ ba thuộc khu vực đan điền gọi là Manipura, tượng trưng bằng hoa sen mười cánh tím. Nếu khai mở được luân xa này hành giả sẽ biết được quá khứ của mình và của người, chi phối ít nhiều đến tâm tưởng chúng sinh…Trung tâm lực thứ tư là luân xa tim Anahata, khai mở được trung tâm này là hành giả không cần hành động mà vẫn hiểu tư tưởng chúng sinh và nó được tượng trưng bằng hoa sen mười hai cánh màu hồng vàng. Trung tâm lực thứ năm là Vischuda, luân xa ở hõm cổ họng, tượng trưng là hoa sen mười sáu cánh xám. Khai mở trung tâm lực này hành giả có thể nghe được tiếng kêu cứu của muôn loài muôn vật, từ đó mà ngài phát đại tâm từ bi cứu độ. Luân xa thứ sáu gọi là Ajna, trung tâm lực này nằm ở vùng sơn căn, tức là phần cao của sống mũi, giữa hai mắt, phía dưới ấn đường, tượng trưng là hoa sen hai cánh trắng. Khai mở được luân xa này hành giả sẽ nhìn thấu được nỗi khổ của chúng sinh bằng trí huệ nhãn. Và cũng từ đây con thần xà sẽ theo thần lực của bậc tu hành mà tiến lên khai mở luân xa thứ bảy Saharâra. Tượng trưng cho luân xa này là hoa sen nghìn cánh ánh vàng. Tức là hành giả đạt đến đỉnh điểm của trí tuệ viên mãn, tinh thông cùng cực – trí tuệ Phật.

Nói tóm lại, người Việt ta tu học Phật là tu học chủ yếu theo lối thế gian. Khi tạo tác tượng không tập trung vào một vị Phật lịch sử cụ thể nào cả, mà là sự kết hợp của các triết thuyết từ từ bi trí tuệ đến Âm Dương, nhân tướng, khoa học Thiền…tất cả được cụ thể hóa thành biểu tượng tượng trưng cho ước vọng hạnh phúc. Chúng ta đến chùa chiêm bái tượng là một phần nào nương nhờ vào tha lực của Phật mà trở nên thêm tinh tấn, an lạc, giải trừ nghiệp xấu ác. Hiểu được những tiếng nói thì thầm của tổ tiên thông qua biểu tượng văn hóa Phật cũng là một con đường đi đến với chánh đạo. Có như vậy mới giúp cho thân tâm trong sáng nhẹ nhàng và hướng về con đường giải thoát, hạnh phúc viên mãn ngay chính ở cõi thế gian này.