Từ khóa: Nâng cao, nhân viên xã hội, Khmer

1. Dẫn nhập

Trên thế giới, Công tác xã hội (CTXH) được xem là một nghề chuyên nghiệp, một ngành khoa học đặc thù có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội trong cộng đồng một cách có hệ thống và khoa học. Vì vậy, để đáp ứng được điều đó nên việc đào tào đội ngũ nhân viên công tác xã hội có chất lượng hết sức được quan tâm ở các quốc gia phát triển.

Ở Việt Nam có 54 dân tộc đang cư trú rộng khắp dọc theo chiều dài của đất nước, tùy thuộc theo từng địa hình mà hình thành những cộng đồng có trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Chính vì vậy, sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự công bằng tiến bộ xã hội đối với người cộng đồng các dân tộc thiểu số là vấn đề quan trọng. Nhận thấy được điều đó, Nghề CTXH đã được nhìn nhận như là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp từ khi Đề án 32 của Chính phủ và Thông tư số 08/TT-BNV ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội đã ra đời. Hiện tại, cả nước có hơn 40 trường Cao đẳng, Đại học đã đang đào tạo nhân viên công tác xã hội có chất lượng chuyên môn cao cung cấp nguồn nhân lực trợ giúp cộng đồng các dân tộc thiểu số nghèo ở Việt Nam từ vùng cao xuống vùng thấp không ngừng đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình khung đào tạo, giáo trình giảng dạy và trình độ chuyên môn tay nghề, kiến thức, thái độ, kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trợ giúp, kỹ năng phân tích giải quyết tình huống, kỹ năng vận động nguồn lực, nối kết dịch vụ và kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học của nhân viên công tác xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội của các vùng miền, trong đó có cộng đồng dân tộc Khmer Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ điển hình.

Để đào tạo được một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và tay nghề chuyên môn cao, điều kiện cần và đủ là một môi trường học tập chuyên nghiệp, có giáo trình giảng dạy, khung chương trình đào tạo phù hợp, có lực lượng đội ngũ giáo viên có chuyên môn tay nghề cao và có sự quan tâm định hướng tốt từ các nhà quản lý giáo dục là việc làm rất có ý nghĩa.

Chính những điều đó, chúng tôi xin chia sẽ một số vấn đề làm sao để “nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội góp phần phát triển cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh” là nhiệm cấp thiết nhất hiện nay.

2. Nội dung

2.1. Yếu tố con người

Chúng ta nói công tác xã hội trước tiên phải nói tới con người. Con người

vừa là chủ thể, vừa là khách thể của công tác xã hội. Không có con người thì sẽ không có sự phát triển của công tác xã hội. Những câu hỏi đặt ra như: vậy là ai ? người nào ? đối tượng nào ? vai trò như thế nào ? nhằm chuẩn bị đội ngũ cho ngành công tác xã hội mà không phải tốn chi phí đào tạo, thời gian, tiền của cho địa phương. Yếu tố con người có vị trí, vai trò quan trọng để giải quyết những vấn đề xã hội nhằm đảm bảo tính công bằng tiến bộ xã hội của quốc gia. Cho nên “yếu tố con người” ở đây là những người thật cụ thể, có trình độ chuyên môn tay nghề để đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội trước bối cảnh toàn cầu hóa.

Ví dụ: Nghề công tác xã hội thìđào tạo công tác xã hội, quan điểm xây dựng

chương trình, mục tiêu chương trình, kết cấu chương trình; xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo; xây dựng đề cương bài giảng, đề cương chi tiết; tổ chức hoạt động day- học; công tác thực hành thực tập hoặc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo cùng các hoạt động nghiên cứu khoa học khác để phục vụ nhu cầu đào tạo, người học phải gắn nhu cầu thực tiễn xã hội, qua đó cho thấy yếu tố con người là quan trọng nhất.

Yếu tố con người trong công tác xã hội là “giáo viên, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục” là quan trọng nhất. Xét mối quan hệ này chúng ta có thể xác định đội ngũ giáo viên vừa là lực lượng chính, vừa mang tính quyết định chất lượng đào tạo, thu hút lượng người tham gia học tập nghề công tác xã hội; sinh viên vừa là khách thể vừa là đối tượng công tác xã hội, vừa mang tính chất quyết định đảm bảo tính công bằng trong cộng đồng, gia đình, cá nhân và nhóm; Cán bộ quản lý vừa là chủ thể, vừa là khách thể thụ hưởng sự công bằng tiến bộ xã hội cho nên giáo viên, sinh viên và cán bộ quản lý có mối quan hệ lẫn nhau.

ưqde

2.1.1. Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên là lực lượng nồng cốt có ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề nghiệp, tầng lớp sinh viên nên cần có kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng và khả năng nghiên cứu khoa họcđáp ứng nhu cầu thực tiễn là một trong những yếu tố cần thiết nhất.Đội ngũ giáo viên gồm có giáo viên giảng dạy lí thuyết và giáo viên giảng dạy thực hành công tác xã hội. Mặc dù xưa nay, phương châm đào tạo luôn lấy người học làm trung tâm nhưng bên cạnh đó vai trò giáo viên cũng mang yếu tố quyết định đến chất lượng dạy-học. Nếu thầy cô giáogiõi sẽ đào tạo ra những con người có chất lượng và ngược lại. Mặt khác, nó còn mang ý nghĩa chiến lược thu hút lực lượng sinh viên tham gia học tập ngành công tác xã hội nhiều hơn.

Về chuyên môn tay nghề: cần có vốn hệ thống lý thuyết, khả năng vận dụng linh hoạtcác lý thuyết, phương pháp luận thực hành giảng dạy công tác xã hội còn có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập.Ví dụ: Nếu giảng dạy Nhập môn công tác xã hội mà không thông hiểu hệ thống lý thuyết cơ bản công tác xã hội sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập chất lượng của sinh viên, và họ (sinh viên) sẽ mất đi kiến thức nền để học những môn chuyên ngành sau này. Ngoài ra, giáo viên là người trực tiếp giảng dạy người truyền lửa thêm kiến thức mới cho sinh viên nên mỗi cá nhân cần trang bị những kỹ năng, tri thức mới đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và xã hội.Cần chủ động phối hợp hợp tác trao đổi lực lượng giáo viên các trường cao đẳng, đại học giàu kinh nghiệm giảng dạy, các phương pháp tiếp cận trong công tác xã hội, xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy, lựa chọn tài liệu tham khảo, hoạt động nghiên cứu khoa học, cách đánh giá chất lượng sinh viên cũng như vấn đề xây dựng thiết kế bảng kế hoach đề cương giảng dạy chi tiết để nâng cao tay nghề, xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết, bổ sung kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn.

Về đào tạo bồi dưỡng kiến thức: Có thể tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tự nghiên cứu khoa học; có khả năng lập kế hoạch và huy động nguồn dịch vụ xã hội.

Về tâm sinh lý: Giáo viên được ví như là những người bảo mẫu, người anh/chị bên cạnh vai trò là người thầy/cô giảng dạy, trách nhiệm hướng dẫn những người em đi sau mà còn có khả năng thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên nhằm có sự đồng cảm động viên các em yên tâm học tập ngành công tác xã hội. Đồng thời, giáo viên vừa là trung gian vừa là cầu nối sinh viên với nhà trường và xã hội.

2.1.2. Về lực lượng sinh viên: Một khía cạnh mà chúng ta có thể chắc chắn rằngsinh viên là người nhân viên công tác xã hội trong tương lai, người trực tiếp trợ giúp đối tượng yếu thế trong xã hội đối phó và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng vì lợi ích cần thiết của họ. Vì thế, họ (sinh viên) cần được đào tạo và trang bị những kiến thức kỹ năng chuyên môn.

Thứ nhất: Giúp sinh viên nâng cao sự hiểu biết tổng quan nghề công tác xã hội.Thứ hai: Nhận thức rõ công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, đối tượng là những người yếu thế trong xã hội giúp đỡ họ tự vương lên trong cuộc sống và tự nâng cao năng lực bản thân.Thứ ba: Trong học tập cần phải nắm vững các lý thuyết công tác xã hội (thuyết năng động tâm lý, thuyết nhận thức, thuyết hệ thống cảm xúc gia đình, thuyết can thiệp khủng hoảng, thuyết hành vi, thuyết tăng quyền lực và biện hộ, thuyết nhu cầu con người, thuyết trao quyền, thuyết quyền con người, thuyết khả năng phục hồi trong giải quyết các vấn đề, thuyết phát triển cộng đồng) và các phương pháp công tác xã hội (nghiên cứu công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, cá nhân, cộng đồng, gia đình và quản trị công tác xã hội).Thứ tư: Xác định mục tiêu học tập ngành công tác xã hội làm động lực cho sự phấn đấu phát triển.Thứ năm: có thái độ giúp đỡ yêu thương người yếu thế, biết đồng cảm chia sẽ, tự phấn đấu học tập nâng cao kiến thức.Thứ sáu: Có những kỹ năng kỹ xảo nhất định, mặt khác cần có sự am hiểu về văn hóa dân tộc thiểu số.

Ví dụ: Người làm công tác xã hội tại công đồng người Khmer thì phải hiểu biết phong tục tập quán, tổ chức đời sống xã hội cổ truyền và hoạt động sản xuất kinh tế của dân tộc Khmer như: ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo, lễ hội, tín ngưỡng,….Ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng là vùng có đông dân tộc Khmer sinh sống, theo số liệu thống kê của Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh năm 2009, tổng số dân toàn tỉnh: 1.003.012 người, người dân tộc Khmer: 317.203 người. Đời sống kinh tế của người Khmer chủ yếu trồng trọt (lúa, nương rẫy, hoa màu, rau cũ quả), chăn nuôi (gia súc, gia cầm) và nuôi trồng thủy sản (cá lóc, tôm, cua, tép) cùng với một số lĩnh vực, ngành nghề mua bán nhỏ lẽ như: quán cơm, hữu tiếu, cà phê, cháo, bún nước lèo.Về tổ chức đời sống xã hội: họ cư trú theo hình thức phum sóc, đứng đầu mỗi phum là mêphum. Người Khmer chịu ảnh hưởng nặng nề từ Phật giáo Nam Tông (Phật giáo Theraveda hay Phật giáo nguyên thủy) nên mỗi phum sóc được xây dựng một ngôi chùa, vì thế ngôi chùa được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Khmer tỉnh Trà Vinh, có thể nói vòng đời người Khmer từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đều gắn liền với Phật giáo, gắn liền với ngôi chùa, nhà sư. Hình tượng ngôi chùa, nhà sư trong tâm thức người Khmer từ những đứa trẻ đến người lớn rất quan trọng. Tổ chức đời sống gia đình theokiểu gia đình hạt nhân, gia đình thiếu vì khi có gia đình con cái có quan niệm không muốn phụ thuộc vào cha mẹ nên quyết định ra riêng. Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Gia đình theo chế độ phụ hệ quyền quyết định là nam giới, người chồng là trụ cột trong gia đình một mặt do văn hóa xã hội cổ truyền vấn đề trọng nam khinh nữ vẫn còn ảnh hưởng.

Về lễ hội: người Khmer có nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm như: lễ Ok-Om-Bok, lễ Sendolta (mừng năm mới), Choi-Thnam-Thmay, đây là những lễ hội mang tính nông nghiệp. Ngoài ra, nhiều lễ hội mang tính tôn giáo: lễ dâng y, lễ Phật Đản cùng một số lễ khác như: lễ thôi nôi, lễ đề tháng, lễ mừng nhà mới, lễ khai trương, khánh thành do tiếp xúc giao lưu văn hóa với các dân tộc khác.

Về mặt tôn giáo chủ yếu Phật giáo Nam Tông, Đạo Bà La môn.

Về mặt tín ngưỡng dân gian hàng năm có nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian độc đáo như: tín ngưỡng thờ Neak Tà, Arăk. Đây là những vị thần bảo hộ cho cộng đồng người Khmer thoát khỏi dịch bệnh, bình an, hạnh phúc, thịnh vượng và mùa màng được tốt tươi, mưa thuận gió hòa.

Về mặt ngôn ngữ-chữ viết: do chịu ảnh hưởng chi phối của Phật giáo Ấn Độ nên chữ viết Khmer thuộc chữ tượng hình. Còn chữ viết dạng Pali, Sankrit trong các ngôi chùa Khmer vẫn được lưu trữ bảo tồn.

Chính vì người Khmer có văn hóa đặc thù như vậy, lực lượng tầng lớp dân tộc Khmer cần phải khuyến khích đi học ngành công tác xã hội để phát triển cộng đồng Khmer giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại cộng đồng mình là nhiệm vụ cấp bách. Bên cạnh kiến thức chuyên môn cần đào tạo những con người biết yêu quý nghề, có sự đam mê nhất định thậm chí những người có một trình độ tri thức hiểu sâu sắc ý nghĩa, vai trò mục tiêu nghề công tác xã hội trong đó mỗi nhân viên công tác xã hội cần phải có là kiến thức cơ bản về lĩnh vực văn hóa của từng tộc người.

1.3. Cán bộ quản lý giáo dục: đây là đội ngũ vừa đóng vai trò quản lý, vừa đóng vai trò giám sát theo dõi, đánh giá chương trình đạo tạo cho đến xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo và tổ chức hoạt động dạy - học của giảng viên, sinh viên phải phù hợp. Là lực lượng đóng vai trò chủ chốt ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng đào tạo công tác xã hội, vì vậy, cần chú trọng khâu tuyển chọn đội ngũ giảng viên giảng dạy nghề công tác xã hội tại các cơ sở đào tạo công tác xã hội ở các bậc cao đẳng, đại học, nên chú trọng tỷ lệ giáo viên người dân tộc thiểu số ở vùng đó và khâu tuyển sinh đầu năm học.

2.2. Chương trình giáo dục đại học, cao đẳng: Đào tạo công tác xã hội để đáp ứng nhu cầu xã hội cần có một nhân viên công tác xã hội có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng tự giải quyết các vấn đề của mình trong quá trình thực hành nghề công tác xã hội là vấn đề cần thiết. Để có được một đội ngũ nhân viên công tác xã hội đảm bảo những vấn đề trên cần xây dựng chương trình đào tạo công tác xã hội có hệ thống cấu trúc lý thuyết cân đối với thực hành.

2.2.1. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục đại học, ngành công tác xã hội, trình độ đại học, cao đẳng thì các cơ sở đào tạo công tác xã hội cần hướng người làm công tác xã hội trong các lĩnh vực cụ thể như: trẻ em (trẻ em trong gia đình, trường học), người già hay người bị nhiễm HIV/ADIS,…..Sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội có được những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng xã hộivà yêu cầu nghề nghiệp. Đặc biệt, mục tiêu chung phải đáp ứng theo đặt thù từng vùng miền không nên áp đặt một chương trình đào tạo chung cho tất cả các vùng miền trên cả nước. Vì mỗi vùng đều có các tộc người khác nhau sẽ hình thành nên những cộng đồng người khác nhau.Nhiều cộng đồng có trình độ phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa cao hơn các cộng đồng tộc người khác nên cần có những mục tiêu khác nhau. Ví dụ: sự phân bố tộc người trên cả nước từ Nam-Bắc như:

Vùng Tây Bắc: 25 tộc người nhưng Thái, Mường chiếm số đông.

Vùng Đông Bắc: 15 tộc người nhưng người Tày, Nùng chiếm số đông.

Miền núi Thanh-Nghệ: 08 tộc người nhưng Thái, Mường chiếm số đông.

Vùng Trường Sơn: 21 tộc người

Vùng Tây Nguyên: 29 tộc người nhưng tùy thuộc từng tỉnh

Vùng duyên hải Trung và Nam Trung Bộ: Chăm, Việt, Hoa chiếm số đông

Vùng Nam Bộ: Việt, Khmer, Hoa, Chăm.

Sau khi ra trường sinh viên sẽ làm việc tại: trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc người khuyết tật, các trung tâm tham vấn tâm lý hôn nhân gia đình và sức khỏe cộng đồng, các bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất, viện dưỡng lão, hội phụ nữ,.v.v.

2.2.2. Mục tiêu cụ thể:  

Về kiến thức: Sinh viên được trang bị những kiến thức giáo dục đại cương (những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lên nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Ngoại ngữ không chuyên, Pháp luật); kiến thức cơ sở ngành (tâm lý hoc, tôn giáo học, xã hội học, Cơ sở văn hóa Việt Nam); kiến thức chuyên ngành (công tác xã hội với cộng đồng, gia đình, trường học, bệnh viện, phụ nữ và phát triển hoặc người khuyết tật).

Về kỹ năng: Sinh viên được trang bị nhiều kỹ năng khác nhau nhằm đáp ứng những điều kiện nghề nghiệp khác nhau như: kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trợ giúp, kỹ năng phát hiện phát sinh vấn đề, kỹ năng trợ giúp, kỹ năng phân tích giải quyết tình huống, kỹ năng vận động nguồn lực, nối kết dịch vụ và kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học trong những vấn đề xã hội.

Về thái độ: Sinh viên được trang bị thái độ biết yêu thương chia sẽ đồng cảm  giúp người khác (trẻ em, người khuyết tật, người già neo đơn, người bị ngược đãi, người bị nhiễm HIV, AIDS; gia đình khó khăn, cộng đồng nghèo); có ý thứctự vươn lên trong cuộc sống, biết tôn trọng đối với người khác, vừa có ý thức tự lực tự rèn luyện tính tự học tập và tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức bản thân.

2.2.3. Kết cấu chương trình đào tạo công tác xã hội

2.2.3.1. Khối kiến thức chung

Kết cấu chương trình đào tạo yêu cầu đâu tiên tổng khối lượng kiến thức toàn khóa phải căn cứ theo quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo ngành công tác xã hội, tùy thuộc chương trình đại học hay cao đẳng (trừ số tín chỉ Giáo dục quốc phòng và An ninh, Giáo dục thể chất). Tuy nhiên, trong một chương trình đào tạo công tác xã hội cần tăng số lượnggiờ thực hành, giảm số lượng giờ lý thuyết cũng như kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành cũng giảm; tăng thời lượng số tín chỉ chuyên ngành vì nó gắn liền với công tác chuyên môn mà mỗi sinh viên cần đạt được sau khi tốt nghiệp, họ yên tâm đi tìm việc làm. Thực hành thực tập cần có thời gian dài để sinh viên có thể hệ thống lại kiến thức lý thuyết sau khi tiếp thu được ở ghế nhà trường để vận dụng vào thực tiễn thông qua thời gian thực tập, tiếp cận bổ sung kiến thức kinh nghiệm và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Mặt khác, số tín chỉ tốt nghiệp cũng phải giảm xuống tăng cường kiến thức chuyên ngành nhiều hơn, đặc biệt ở các học phân lựa chọn. Ngày nay, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên công tác xã hội đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp tuyển dụng, tổ chức quản lý nhà nước, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng,….không nên quá chú trọng vào lý thuyết, bằng cấp, xếp loại học lực để rồi đội ngũ nhân lực sau khi tốt nghiệp kiến thức nghề nghiệp xa rời thực tiễn làm lo lắng cho các đơn vị tuyển dụng.

Trong tổng số khối lượng kiến thức chương trình đào tạo gồm có học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Vì thế, để có lực lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, môi trương học tập tin cậy thì các cơ sở đào tạo phải tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có nhiều lựa chọn hơn trong các học phần lựa chọn và bắt buộc. Căn cứ vào đặc thù thế mạnh của cá nhân cũng như nhu cầu nguyện vọng mong muốn công việc nghề nghiệp trong tương lai và môi trường làm việc hoặc địa phương hướng đến sẽ phù hợp hơn qua việc tự lựa chọn. Qua đó, sinh viên cảm thấy thích thú trong quá trình học tập cũng như lựa chọn nghề nghiệp bản thân. Ví dụ: cần đa dạng hóa ở các học phần tự chọn qua đó sinh viên có thể tự mình lựa chọn học phần phù hợp với điều kiện sở thíchcá nhân của sinh viên vùng miền khác nhau; còn học phần bắt buộc không tách rời thực tiễn phù hợp với nhu cầu chuyên ngành đào tạo.

2.2.3.2. Xây dựng kế hoạch đề cương bài giảng chi tiết

Trong chương trình đào tạo thì việcxây dựng đề cương bài giảng là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Vì vậy, cần phải có một bảng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng môn học như:

Chủ đề/Bài học: Chủ đề được thể hiện cho từng buổi học, vì đây là vấn đề cần thiết giúp người học cảm thấy hứng thú không bị mơ hồ. Qua đó, sinh viên có thể biết và chuẩn bị nội dung cho buổi học bằng các hình thức như: xem tài liệu, đọc tài liệu, chuẩn bị tài liệu tham khảo, giáo trình liên quan đến nội dung buổi học hoặc hình ảnh, video liên quan,…. mặt khác là biện pháp giúp người học tự học tự chiếm lĩnh tri thức cho bản thân.

Cách tổ chức giảng dạy: trong từng buổi học để nội dung trở nên sinh động lôi cuốn hấp dẫn người học, giảng viên phải tự nghiên cứu đề ra nhiều hoạt động tổ chức giảng dạy sao cho phù hợp từng chủ đề như: diễn giảng, phát vấn, thảo luận-trao đổi hay xem hình trực quan hoặc sấm vai (nếu có),.....bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho sinh viên thực hành tại trung tâm, viện dưỡng lão để sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập. Qua đó, rèn luyện sinh viên tự nghiên cứu tự học tập có sự hỗ trợ  hướng dẫn của giáo viên.

Yêu cầu đối với sinh viên: bên cạnh chủ đề/bài học và cách tổ chức giảng dạy, đối với sinh viên cần phải thể hiện những yêu cầu cụ thể rõ ràng, chi tiết tránh hình thức sinh viên không bị ngỡ ngàng, lúng túng, bối rối trong buổi học công tác xã hộinhư: đọc tài liệu ở nhà trước khi đến lớp, thảo luận-trao đổi nhóm hoặc làm bài tập, nghiên cứu nội dung mới với các chủ đề mà giáo viên yêu cầu, từ đó giúp người học tự tin hơn và sẵn sàng cho một buổi học mới. Đó là biện pháp giúp sinh viên xác định mục tiêu trong quá trình học tập và tự nghiên cứu.

Cách đánh giá: cần đa dạng hóa về hình thức đánh giá như: hình thức đánh giá tự luận, báo cáo thuyết trình tiểu luận, thi trắc nghiệm, vấn đáp. Hình thức đánh giá phải đạt những yêu cầutính công bằng dân chủ khách quan, đồng thời nội dung đánh giá không quá xa rời nội dung môn học nếu không tạo tâm lí chán nản của sinh viên.Mức độ đánh giá vừa phải không quá khó cũng không quá dễ.Kết quả đánh giá dựa trên quá trình sinh viên tham gia trên lớp học điều đógiúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn, cỡi mở hơn vì mức độ đánh giáchính xác khách quan của thầy cô, từ đó Khoa, nhà trường có thêm cơ sở đánh giá năng lực học tập của từng sinh viên.Qua đó, giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, Khoa, nhà trường có căn cứ để đưa ra phương pháp giảng dạy đào tạo sao cho phù hợp với từng sinh viên.

2.2.3.3. Giáo trình, tài liệu tham khảo

Xét kết cấu chương trình đào tạo thì việc xây dựng chương trình, tài liệu tham khảo nhằm cung cấp nguồn tư liệu phù hợp cho người học là điều kiện cần thiết nâng cao chất lượng người học công tác xã hội, vừa đảm bảo tính thực tiễn vừa đáp đảm bảo tính khoa học, tính lôgich phù hợp theo từng vùng miền. Ngày nay, Giáo trình dùng giảng dạy cho các trường cao đẳng, đại học công tác xã hội chung rất nhiều, lí do nhiều trường chưa thể tự mình xây dựng giáo trình riêng bời nhiều nguyên nhân, mã ngành mới, đội ngũ giảng viên thiếu, yếu; công trình nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên làm hạn chế xây dựng biên soạn giáo trình công tác xã hội.Vì vậy, việc giảng dạy công tác xã hội cho sinh viên ở các vùng miền khác nhau trên cả nước sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn. Chính điều đó, cần phải lựa chọn giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo phù hợp đặc thù ở từng vùng miền, nội dung phải đảm bảo 70% khối lượng kiến thức trong giáo trình nhằm giúp người học tự học tự nghiên cứu được tốt hơn.Bên cạnh đó, việc xây dựng giáo trình giảng dạy công tác xã hội vừa phục vụ giảng dạy nội bộ vừa phục vụ xã hội được nhiều trường quan tâm xây dựng trong những năm gần đây như:Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh,.v.v. Ngoài ra, cần bổ sung thêm những công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo khác nhằm đảm bảo tính thực tế hơn đối với sinh viên dân tộc Khmer ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.2.3.4. Công tác thực hành, thực tập

Về công tác thực hành thực tâp cho sinh viên là nhiệm vụ trọng tâm đặt lên hàng đầu. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình đào tạo công tác xã hội qua đó, Khoa, nhà trường có cơ sở đánh giá mà sinh viên thể hiện qua quá trình thực tập thực tế.Vì thế, Bộ môn, Khoa cần xây dựng bảng kế hoạch thực hành thực tập rõ ràng, chi tiết, cụ thể đúng yêu cầu chuyên môn ngành nghề. Ví dụ:1. Thời gian: (bắt đầu - kết thúc), 2. Nội dung yêu cầu, 3. Đối tượng thực hiện (sinh viên), 4. Người theo dõi đánh giá (giáo viên/doanh nghiệp), 5. Kết quả cần đạt được, 6. Đánh giá (đạt hoặc không đạt), 7. Ghi chú.

2.4. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội góp phần bảo tồn văn hóa Khmer tỉnh Trà Vinh trước sự tác động bối cảnh toàn cầu hóa

Chúng ta có thể thấy rõ nét thực trạng trước nhất: thời gian ra đời của nghề công tác xã hội ở Việt Nam muộn hơn so với các nước trên thới giới và trong khu vựcnhư: Chương trình Khung ngành học công tác xã hội trình độ đại học và cao đẳng chỉ được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê chuẩn thời gian gần đây(10/2004); Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt (3/2011); Mã ngạch CTXH được ban hành cùng với chức danh tiêu chuẩn nghề (8/2010).Chính vì vậy, lĩnh vực đào tạo công tác xã hội ở nước ta hiện nay gặp nhiều khó khăn hạn chế nhiều vướng mắt bất cập như:quan điểm nhận thức cá nhân, gia đình, cộng đồng người Khmer về ngành công tác xã hội cũng như vai trò, nhiệm vụ của một tác viên xã hội tại cộng đồng;nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp tư nhân; tổ chức đơn vị quản lý nhà nước quan tâm đào tạo bồi dưỡng ngành công tác xã hội; việc làm và biên chế việc làm tại các cơ quan địa phương chưa nhiều. Vì thế, nó làm ảnh hưởng đến nhu cầu học tập đào tạo ngành công tác xã hội chưa cao. Sự lúng túng trong xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo hay vấn đề biên soạn giáo trình còn nhiều điểm hạn chế chưa thống nhất,…Ngoài ra, vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên đúng chuyên môn ngành nghề cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế, cả nước chỉ đào tạo bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, trình độ chuyên môn cao nhất thạc sĩ chưa đào tạo bậc tiến sĩ công tác xã hội.

Về mặt giải pháp: cần tăng cường phối hợp với các trường đại học, tổ chức nghề công tác xã hội thế giới, hội nghề công tác xã hội Việt Nam, trung tâm bảo trợ xã hội các tỉnh, vùng miền trên cả nước thường xuyên tổ chức hội nghị khoa học, hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học về các lĩnh vực công tác xã hội có sự tham gia đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên, học viên, nhà quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách có cơ hội trao đổi bàn luận đánh giá như: chương trình đào tạo, tài liệu tham khảo hoặc xây dựng giáo trình đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công tác xã hội,…để phục vụ giảng dạy nghề công tác xã hội trong xu thế toàn cầu hóa.

Mặt khác, Cần khuyến khích lực lượng đội ngũ giáo viên đến các quốc gia phát triển Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philipine,…có nghề công tác xã hội tồn tại lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục, đào tạo nghề công tác xã hội có chất lượng; xây dựng đánh giá chương trình đào tạo, giáo trình cùng nhiều mô hình phát triển cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng hoặc các bước thực hành trong các vấn đề xã hội (công tác xã hội với trẻ em, trường học, người khuyết tật, người già, người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình, khu công nghiệp hay bệnh viện) để học tập nghiên cứu có thêm kinh nghiệm.

Trong lĩnh vực hoạt động đề án, dự án: Giáo viên cần tích cực tham gia các đề án, dự án trong ngoài nước của các đơn vị tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hỗ trợ cộng đồng khác tài trợ để nâng cao chất lượng tay nghề phục vụ đào tạo ngành công tác xã hội. Từ đó, giúp bản thân có thêm kinh nghiệm kiến thức sau này bản thân tự lên kế hoạch thiết lập xây dựng dự án cho bản thân, mặt khác bổ sung kiến thức thực tiễn cho sinh viên tiếp cận góp phần tạo hứng thú cho người học hơn. Bên cạnh đó, giúp giáo viên có thêm cơ sở bổ sung vào hệ thống lý luận cũng như khâu tổ chức đánh giá kết quả học tập của sinh viên khi tham gia thực hành thực tập.Đồng thời, đội ngũ giáo viên phải là những người luôn có tính chủ động có tâm huyết, nguyện vọng gắng bó với nghề nghiệp, có sự đam mê yêu quý nghề sẽ là động lực cho sự phát triển nghề công tác xã hội.

Ngoài kiến thức chuyên môn, cần trang bị cho giáo viên nhiều thủ pháp thủ thuậtvà những kỹ năng kỹ xảocần thiết như: kỹ năng tham vấn, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng phân tích số liệu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống trong quá trình tác nghiệp để tạo niềm tin cho cộng đồng, gia đình, trẻ em, người khuyết tật, nhóm, mặt khác nhằm đối phó với những cá nhân cá biệt (bướng bĩnh, ngỗ nghịch, phá phách).

Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên theo chuẩn quốc tế, có khả năng đọc phiên dịch sách tiếng anh chuyên ngành công tác xã hội để nâng cao sự hiểu biết mở rộng thêm kiến thức chuyên ngành.

Còn lực lượng sinh viên cần khuyến khích nghiên cứu khoa học, tăng cường thực hành thực tập, kiến tập tiếp cận thực tế vì đó là cách tạo tính tích cực trong người học. Đồng thời, tăng cường hoạt động tổ chức tọa đàm khoa học, hội nghị khoa học cho sinh viên với các chủ đề: ngược đãi trẻ em trong trường học- gia đình, bạo lực gia đình, vấn đề mại dâm, ngược đãi cha mẹ già, cộng đồng nghèo, cộng đồng khó khăn, trẻ em lang thang, trẻ em bị bóc lột sức lao động hay trẻ em vi phạm pháp luật,…qua đó, sinh viên có thể trao đổi kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau để tăng cường nghiên cứu khoa học và tạo tâm lý hứng thú trong sinh viên. Đối với chương trình đào tạo cần tổ chức thẩm định kiểm tra đánh giá về chuẩn và quy trình đào tạo theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chương trình đào tạo phải thường xuyên sửa đổi bổ sung dựa trên tình hình thực tế xã hội. Giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo gọi chung là tài liệu giảng dạy phải cập nhật thường xuyên kiến thức mới hạn chế giảng dạy kiến thức lỗi thời không phù hợp xa rời thực tế, không nên sử dụng một giáo trình giảng dạy cho tất cả các trường mà phải phù hợp đặc thù từng vùng miền mà có những giáo trình khác nhau.

Trong quá trình thực hành thực tập của sinh viên cần phải có sự giám sát, đánh giá, theo dõi của giáo viên nhà trường, kết hợp phối hợp của doanh nghiệp đơn vị trực tiếp tuyển dụng lao động và các đơn vị tổ chức quản lý nhà nước liên quan, dựa theo mô hình liên kết 04 không giữa nhà trường - sinh viên-doanh nghiệp-nhà nước.Thứ nhất: nhà trường là nơi cung ứng sản phẩmlao động có chất lượng. Thứ hai: sinh viên là đối tượng lao động đó. Thứ ba: doanh nghiệp là nơi cần số lượng sản phẩm lao động chất lượng từ các cơ sở giáo dục đào tạo. Thứ tư: Nhà nước đóng vai trò phục trách quản lýchung cả nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên.Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - sinh viên- doanh nghiệp - nhà nước để tạo ra sản phẩm có chất lượng là vấn đề cấp thiết.

Ngoài ra, nó còn là nhiệm vụ quan trọng cấp bách thúc đẩy sự công bằng tiến bộ đối với việc phát triển cộng đồng nói chung, cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng để họ tự nâng cao năng lực bản thân trước bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

3. Kết luận

Để đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng, nâng cao năng lực cho cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung, cộng đồng dân tộc Khmer nói riêng góp phần thúc đẩy sự công bằng tiến bộ xã hội cần phải gắn kết phối hợp giữa sinh viên, giáo viên và nhà quản lý giáo dục. Đồng thời, việc biện soạn giáo trình giảng dạy - tài liệu tham khảo, kết cấu khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, kể cả công tác thực hành thực tập tốt nghiệp cho nhân viên công tác xã hội cũng cần được quan tâm. Vì đây là vấn đề quan trọng có thể trang bị chuyên môn tay nghề, kiến thức, thái độ, kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trợ giúp, nối kết dịch vụ và kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học của nhân viên công tác xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên công tác xã hội cũng cần phải được trang bị kiến thức về văn hóa tộc người để thuận lợi trong quá trình làm việc ở cộng đồng các dân tộc thiểu số, đặc biệt là cộng đồng Khmer.

Trên đây, là những vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ nhiên viên công tác xã hội phù hợp với cộng đồng dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Nó là một bước đi cần thiết trong hiện tại cũng như trong tương lai về đào tạo công tác xã hội tại vùng Nam Bộ.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Xuân Mai (2014), “Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội”, Nxb LĐ-XH.

2. Lê Hải Thanh (2012), Đại cương công tác xã hội, ĐHKHXH & NV.TP HCM

3. Một số tham luận tại Hội nghị bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy ngành công tác xã hội cho đội ngũ giảng viên, cán bộ các trường cao đẳng (2014), Trường CĐSP Trung ương.

ThS. Lê Văn Sao – Trường Đại học Trà Vinh