In bài này
Nghiên cứu khoa học
Tín ngưỡng - Lễ hội
Lượt xem: 1506

Tên của nhà vuông ở thành phố Hồ Chí Minh gắn với tên ấp như: nhà vuông ấp 1, ấp 2 (xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh), nhà vuông khu phố 3-4 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), nhà vuông ấp 4 (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn), nhà vuông đình Phong Đước (quận 8), nhà vuông Bưng Ông Thoàn (quận 9)… Hoặc được gọi theo đặc điểm riêng như “nhà vuông Cây Trôm” (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi) vì xưa kia tại đây có cây trôm to, võ Cây Dương vì nằm cạnh cây dương lớn (nay không còn), “nhà vuông Huyện Cơ” (xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh) vì nhà vuông này ở gần nhà ông Huyện Cơ .z2392087145829 0ba76f848a80afbbe97bfb1cf89a5421

z2392087148964 b2ede1b57926398b7fc2b9a39cdb2043

z2392087170242 9f1533f0195071c3ad5b9a05c15bcae4

Thiết chế này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các địa danh như: đường Nhà Vuông (ấp Mỹ Hòa 1, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn) nằm ở ngả ba Củ Cải; đường Võ Cây Dương, cầu Võ Tây (phường Thạnh Xuân, quận 12), đường Nhà Vuông (khu phố Thạnh Lộc, phường An Thạnh, thị xã Thuận An, Bình Dương), ngã ba Nhà Vuông (ấp Hòa Hưng, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), gò Nhà Vuông (ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An)…

Hồi trước cứ nghe "xóm Võ" ở đường Phạm Hữu Lầu (phường Phú Mỹ, quận 7) tưởng rằng đây là xóm có dạy võ thuật, sau này mới vỡ lẽ đó chính miếu Tiên Sư hay còn gọi là võ Tiên Sư, dần trở thành địa danh chỉ vùng.

Điều lạ là ở TPHCM, một đại đô thị của cả nước với sự "hiện đại hóa" từng ngày, loại hình di sản này rất dễ bị tổn thương, nhưng đến nay vẫn còn đến 54 nhà vuông (đứng đầu Nam Bộ), trong đó huyện Hóc Môn là 14.