Chúa xứ - Thánh miếu tọa lạc tại ấp Base B, xã Lương Hòa huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh theo lời kể của một số người lớn tuổi trong địa phương miếu Bà Chúa Xứ được thành lập trong khoảng thời gian 1902-1910 trên đất của ông Lâm Quang Bình (cha là ông Lâm Lộc Ký)

Quá trình hình thành miếu.

Miếu Bà ban đầu đươc tọa lạc trên một mảnh dất  nhỏ do gia đình ông Lâm Lộc Kí hiến đất. Gia đình ông Ký được xem như là địa chủ thời đó, nơi miếu được xây dựng cũng là gia cư thời trước do địa chủ thời xưa.

Bà Chúa Xứ được gia đình ông Lâm Lộc Ký thỉnh từ Châu Đốc – An Giang về Base- Châu Thành- Trà Vinh bằng đường thủy trên chiếc Ghe Hầu sau khi được thỉnh về, ông cho lập miếu thờ, hằng ngày quét dọn trông nôm và mỗi năm cúng lễ một lần vào các ngày 21, 22, 23 tháng 4 (âm lịch). Lúc đó, lễ cúng chỉ diễn ra trong đại gia đình của ông chưa có người dân tham gia.

Từ năm 1940-1945 khi cách mạng tháng Tám nổi lên một số địa chủ đã tản cư ra nước ngoài, có người chuyển sang nơi khác để sinh sống, từ đó miếu không còn ai trông nom nữa trở nên hoang sơ. Đến năm 1978-1979 , có 2 cô gái là cô Huệ và cô Túy quen nhau rất thân hai người bằng hữu của nhau. Họ cùng mơ thấy một giấc mơ giống hệt nhau:Bà Chúa Xứ đến báo mộng cho biết vị trí mà Bà đang ở. Khi hai cô gái này dến nơi bà đã chỉ dẫn thì nhìn thấy một ngôi miếu hoang và một cây bồ Đề. Họ cho người đến khai phá , dọn dẹp tươm tất .Hằng năm dâng hương cúng bái  đến ngày nay.

 11

 Tượng bà chúa xứ

Theo truyền thuyết kể lại rằng Bà Chúa lần đầu tiên được thỉnh về cúng tế ở núi Sam ( Châu Đốc ), khi đó Bà đạp đồng về nhập xác một người nữ và nói rằng muốn thỉnh xuống mặt đất phải có chín người con gái trong trắng trinh nguyên từ đó sự tổ chức giống y như vậy khi thỉnh đến ngôi miếu bây giờ thì tượng đá rớt xuống và nằm in chỗ đó không di chuyển được từ đó người dân ở sứ Châu Đốc lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Sau khi được thỉnh về núi Sam( Châu Đốc ) hằng ngày dân hương cầu an, người dân cảm thấy Bà rất linh thiêng nên Bà tiếp tục được thỉnh về đất Trà Vinh ta.

Chúa Xứ - Thánh Miếu khi mới thành lập chỉ là một ngôi miếu nhỏ còn hoang sơ. Trong thời gian qua miếu đã được trùng tu lại với sự giúp sức của những phật tử đi miếu, nên miếu ngày nay đã khá rộng rãi và thoáng mát.

Cách thức quản lý miếu

Để dễ dàng trong việc quản lí người dân đã lập ra Ban Hội miếu, gần đây nhất gồm 05 người, cùng giữ các chức trách khác nhau.

  • Nguyễn Thành Liêm
  • Hồ Di Sanh
  • Nguyễn Văn Hảo
  • Nguyễn Văn Út
  • Trần Ngọc Quyền

Ngoài ra trong khuôn viên Miếu còn trang thờ một số tượng phật:

Chúa Xứ - Thánh Miếu ngày nay đã trở thành nơi thờ cúng được nhiếu phật tử gần xa biết đến. Miếu là nơi chịu ảnh hưởng của Phật Giáo nên các ngày lễ thường được tổ chức vào ngày Rằm và Mùng 01. Bên cạnh đó, vào ngày 21,22,23 tháng 04. Miếu Bà còn có lễ hội đặc trưng đó là lễ hội tắm Bà Chúa Xứ được diễn ra vào lúc 20h ngày cuối cùng của lễ hội. Vào những ngày này người dân gần xa đều đến thắp hương, cúng bái, xin lộc Bà để cầu an, cầu lợi cho mình. Mặt dù mang yếu tố tâm linh nhưng Miếu Bà không phải là tệ nạn mê tín di đoan và Miếu cũng rất kỹ lưỡng trong việc phòng chống tệ nạn này. Nơi đây được xem là nơi cầu an của các phật tử.

l Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa tư duy sâu xa, kín đáo như kho tang bí mật. Ngày mặt áo Cà Sa, đội mũ Tỳ Lô, tay phải cầm Tích Châu.

Hạnh nguyện của Bố Tát Địa Tạng là độ chúng sanh trong địa ngục thành phật thì Ngài mới trứng hoa vô thượng Bồ Đề

 12

Tượng Địa tạng vương Bồ tát

l Miếu Bà Ngũ Hành

Miếu Bà Ngũ Hành thường được thờ trong các am, miếu, đình.

Ngũ hành là 05 loại vật chất căn bản gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất) chúng vứa có mối quan hệ tương khắc tương xung với nhau. Năm chất được tín ngưỡng thờ mẫu biến thành 05 bà, mỗi màu sơn thân tượng cho đất y áo, khăn choàng khoắc ngoài, mỗi Đức Bà đều có một màu riêng biệt. Đều đặt biệt của Miếu Bà Ngũ Hành là dù chỉ thuộc về tín ngưỡng dân gian chứ không thuộc hàng chư phật rất gần gũi với dân gian nhưng vẫn có thể được thờ cúng trong chùa.

13  14 

Miếu bà Ngũ hành

Xích thố

 15  16

Ngọc Liên Hoa

Diêu Trì Kim Mẫu

 17 18 

Con đường đi vào Miếu

Do quy mô miếu vẫn còn hạn chế nên con đường vào miếu còn hẹp. Đường vào miếu vẫn là đường đất, hai bên trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát.                     

                                                             

                                                                  Tin - ảnh: Sơn Thị Mỹ Hạnh (cùng đồng tác giả DA12VDT)