Người Khmer phổ biến sinh sống nơi gò đất cao, chân núi, hoặc vùng đồng trũng “ sáu tháng đạp đất đồng khô, nữa năm đi trên mặt nước”. Vì nơi mùa mưa bắt đầu từ tháng tư và kết thúc vào tháng mười một dương lịch, lượng mưa lớn, giao động đến 1.000 mm/năm, định kỳ mùa nước từ dòng Me Kong về cùng với lượng mưa trong vùng làm nước dâng cao. Khi xưa, chưa có hệ thống đê bao nên cánh đồng ngập sâu ba đến bốn mét, có những mùa nước lớn nhảy khỏi bờ leo lên đến cả gò phum sóc có người dân trú ngụ. Do vậy, chỉ có nhà cao, nhà sàn là cách giúp con người né con nước lớn. Người dân sống theo “phum”, ngày nay, vài “Phum” tập hợp lại thành đơn vị hành chính Ấp. “Srok” là đơn vị nhiều “phum” lập thành, có thể gọi là nơi, xứ, huyện, khu vực, Quốc gia, như huyện Tri Tôn gọi là Srok.

Một số vùng núi Tô, Núi Cấm, Núi Dài còn hoang sơ, có nhiều thú dữ, rắn độc rình rập, lại là nơi cư trú lại là xa xôi nên, trộm cướp giật hoành hành đều là có thể gây nguy hại tính mạng bất cứ lúc nào, người dân nơi đây sống co cụm, cất nhà cao là để tránh rắn độc, thú dữ quấy phá. Khi về đêm họ rút thang lên để phòng ngừa nạn cướp bóc. Do vậy, người ở phần phía trên là riêng tư gia đình. Phía dưới sàn là mọi hoạt hoạt động trong ngày diễn ra tại đây: nơi ăn, bộ vạc võng nghỉ trưa, tiếp khách nếu là không, còn nơi gần sông nước thì đó là chổ neo đậu xuồng độc mộc.

Sau này, nhất là giai đoạn 1960-1963, chế độ cũ o ép chuyển từ chân núi về sống gần trục lộ giao thông mà theo kiểu dồn dân lập “ấp chiến lược”, phum quy khu tách biệt bao bọc bởi hào nước, và tre gai, chỉ chừa một lối ra vào, có kiểm soát chặt.

Tuy vậy, dù di chuyển về nơi đâu, người dân vẫn thích ngôi nhà sàn như thời cụ tổ cụ tông bởi đó là tập quán ăn sâu vào con người nơi xứ núi, Nhà sàn được xem như là đặc trưng văn hóa vật thể, có ý nghĩa truyền thống. Đa phần nhà của người dân gọn lại chỉ một căn là đủ cho sinh hoạt. Một số nơi, do hoàn cảnh khó, Người dân xứ núi nuôi bò chung nhà, họ không làm chuồng trại, bò là gia sản là cơ nghiệp, người bạn thân thiết cùng ra đồng trên đồng dưới để cày bừa, cùng tham gia đua nơi sân đấu của chùa các phum sóc.. Một số nhà khá giả họ làm nhà bếp tách riêng ở sau chung dãy kho lúa, chuồng trại và người giúp việc.

Sau này, sự giao lưu văn hóa các dân tộc cũng như môi trường sinh sống đan xen và đô thị hóa nhanh, dân số tăng. Đất hẹp, rừng cây gỗ, tre, cỏ tranh, lá dừa nước càng ít, ngược lại xi măng, sắt thép có nhiều, các kiểu kiến trúc nhà của Người Khmer cũng hội nhập kiến trúc tây-ta như các nơi khác ở nam bộ. Bố cục ngôi nhà thường chọn ra mặt lộ, bờ kinh để thuận tiện cho đi lại, phía trước là “ Sa-La”, phía sau là nhà bếp chuồng trại chăn nuôi. Điều dễ nhận thấy, một số vùng thuộc xã An Tức, Ô Lâm, Châu Lăng, Tân Lợi, An Hảo… thì họ sáng tạo “ sa la” của gia đình ngay trước nhà để dành tiếp khách.

Bây giờ, tìm kiếm ngôi nhà truyền thống thì phải lặn lội đi nhiều phum sóc, tìm hiểu qua người lớn tuổi, ta achar rành xây dựng thì mới biết vì sao nơi đây có kiểu kiến trúc nhà sàn bằng gỗ. Vừa qua, nơi xứ núi quê tôi đã phục dựng lại căn nhà sàn kiểu mẫu vùng Bảy Núi để phục vụ du khách cũng như lôi cuốn những người thích tìm hiểu nét xưa-nay. Tìm hiểu thì nhà sàn truyền thống người Khmer Bảy Núi vừa được phục chế. Nhà thuộc lớp nhà bình dân trong cộng đồng, cấu trúc đơn giản với cầu thang chính diện và cầu thang phụ ở xuống sau nhà.

1

Nhà sàn mới tại Tri Tôn

Mô hình nhà sàn Khmer có thể thu nhỏ để làm “Liêu” dành cho sư sãi học kinh phật, nơi tịnh tâm. Thuật ngữ “ Liêu”, có nơi gọi là “nhà ngồi thiếp” là căn nhỏ chỉ dành cho một sư, nhà sàn lợp lá, hiện đại hơn thì cho lợp tol, Liêu được dựng cất nơi vắng lặng, dưới gốc tán lá cây cổ thụ, gần hay xen kẻ khu mộ tháp người quá cố. Liêu chỉ có sư hoặc phật tử thâm niên được vào. Nơi còn cất liêu dành cho sư đó là Sóc Trăng, Trà Vinh và nơi quê tôi chỉ còn Chùa Tưc Phos-Châu Lăng có hình ảnh này.

2

Liêu tại chùa Khmer Tri Tôn

Sự hình thành nên sa la thường là đất công ven đường, đất có truyền khẩu nơi thờ cúng neak-ta, khu đất nhỏ khó chia trong dòng tộc thì được tộc trưởng hiến đất dựng tha la cho du khách trú chân, mời sư độ cơm vào các ngày rằm, ngày cuối tháng, Một số nơi xa chùa dành làm hành lễ của các cụ già khó đi lại, cho nên, suy ra vì sao Sa la dừng chân là phải có những bức họa về tiền kiếp đức phật, trước là một cái giếng và một khạp nước uống “ từ thiện”. Được biết, Bảy Núi hiện khoảng ba mươi chòi sa la  có tên người xây dựng.

3

Sa la “ ông Pong” nơi cổng chào Tri Tôn

Người viết chỉ nêu khái quát về ngôi nhà xưa của đồng bào nơi Bảy Núi và những biến thể nhà sàn. Nếu như có điều kiện kinh phí thì ngành văn hóa cần phục chế mô hình thu nhỏ các dạng nhà sàn của người Khmer để khách chiêm ngưỡng và nghiên cứu, du lịch, mong lắm thay./.

Tin - ảnh: NNC.Chau Mô Ni Sóc Kha - An Giang.